Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả phát sinh khi nào và các quyền này có được bảo hộ tự động không hay phải đăng ký thì mới được bảo hộ? Trình tự, thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan được quy định như thế nào? Trong bài viết này, Luật LawKey sẽ chia sẻ, giải đáp giúp bạn. 

Căn cứ phát sinh quyền tác giả, quyền liên quan

Căn cứ Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009  thì căn cứ phát sinh quyền tác giả, quyền liên quan được quy định như sau: 

– Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.

– Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được định hình hoặc thực hiện mà không gây ph­ương hại đến quyền tác giả.

Xem thêm: So sánh quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả

Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan

Đăng ký quyền tác giảquyền liên quan là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan nộp đơn và hồ sơ kèm theo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.

Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan có phải là thủ tục bắt buộc không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009: “Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của Luật này.”

Như vậy, đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan. Tuy nhiên, việc đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan sẽ mang lại lợi thế hơn cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan khi phát sinh tranh chấp.

Trình tự, thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan

Theo quy định tại Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:

– Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan;

– Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;

– Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;

– Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Nơi nộp: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả).

Thời hạn giải quyết: mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận thì phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.

Trên đây là nội dung bài viết Quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả được bảo hộ khi nào? mà Luật LawKey gửi đến bạn đọc. Nếu có vướng mắc trong quá trình giải quyết hãy liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí từ luật sư giỏi nhất của chúng tôi. 0967.59.1128 hoặc 024.665.65.366

Xem thêm:

Dịch vụ Quản trị tài sản sở hữu trí tuệ

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *