Quyền sở hữu công nghiệp là một trong những đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ và thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Vậy chủ sở hữu có những quyền gì đối với đối tượng sở hữu công nghiệp? Trong bài viết này, Luật LawKey sẽ chia sẻ, giải đáp giúp bạn.

Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp

Căn cứ theo quy định tại Điều 121 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 về chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp:

– Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng.

– Chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng.

– Chủ sở hữu tên thương mại là tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên thương mại đó trong hoạt động kinh doanh.

– Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

– Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước.

Nội dung quyền sở hữu công nghiệp

Nội dung quyền sở hữu công nghiệp bao gồm:

Quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí

Tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệpthiết kế bố trí là người trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp. Tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có các quyền sau đây:

Thứ nhất, quyền nhân thân

Quyền nhân thân của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bao gồm các quyền:

– Được ghi tên là tác giả trong Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn;

– Được nêu tên là tác giả trong các tài liệu công bố, giới thiệu về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.

Thứ hai, quyền tài sản

Tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có quyền nhận thù lao trong thời gian bảo hộ với mức thù lao tối thiểu như sau (áp dụng cả với trường hợp là đồng tác giả):

– 10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;

– 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.

Quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp

Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có các quyền tài sản sau đây:

– Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp;

– Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp;

– Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp;

Tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền sử dụng, quyền quản lý chỉ dẫn địa lý theo quy định tại khoản 4 Điều 121 của Luật này có các quyền sau đây:

– Tổ chức được trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền cho phép người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý đó;

– Tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc tổ chức được trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền ngăn cấm người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý đó.

Xem thêm:

Quyền định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định hiện nay

Quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định hiện nay

Giới hạn quyền sở hữu công nghiệp

Quyền sở hữu công nghiệp có thể bị hạn chế bởi các yếu tố:

1. Quyền của người sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp;

2. Các nghĩa vụ của chủ sở hữu, bao gồm:

– Trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;

– Sử dụng sáng chế, nhãn hiệu.

3. Chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trên đây là nội dung bài viết Quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp. Nếu có vướng mắc trong quá trình giải quyết hãy liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí từ luật sư giỏi nhất của chúng tôi.

Xem thêm:

Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp

Đăng ký nhãn hiệu theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *