Khi hành nghề kiến trúc, tổ chức, cá nhân cần lưu ý một số vấn đề cơ bản sau đây:
Điều kiện hành nghề kiến trúc
– Cá nhân đảm nhận chức danh chủ trì thiết kế kiến trúc, cá nhân chịu trách nhiệm chuyên môn về kiến trúc trong tổ chức hành nghề kiến trúc, kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân phải có chứng chỉ hành nghề kiến trúc, trừ trường hợp hành nghề kiến trúc của người nước ngoài tại Việt Nam.
– Cá nhân không có chứng chỉ hành nghề kiến trúc được tham gia thực hiện dịch vụ kiến trúc trong tổ chức hành nghề kiến trúc hoặc hợp tác với kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân.
– Tổ chức hành nghề kiến trúc phải đáp ứng các điều kiện hoạt động và hình thức tổ chức hành nghề kiến trúc theo quy định của pháp luật.
Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề
Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề phải phù hợp với quy định của pháp luật và có các nội dung cơ bản sau đây:
– Nguyên tắc hành nghề;
– Cạnh tranh trong hành nghề;
– Bảo đảm quyền bình đẳng giới;
– Quyền sở hữu trí tuệ;
– Ứng xử nghề nghiệp đối với đồng nghiệp và khách hàng.
Phát triển nghề nghiệp liên tục
– Phát triển nghề nghiệp liên tục gồm hoạt động cập nhật, duy trì, tăng cường, nâng cao kiến thức, kỹ năng của kiến trúc sư hành nghề.
– Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về hành nghề kiến trúc, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo về kiến trúc tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển nghề nghiệp liên tục và đánh giá phát triển nghề nghiệp liên tục của kiến trúc sư hành nghề.
Quyền và nghĩa vụ của kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc
Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có quyền sau đây:
– Thực hiện dịch vụ kiến trúc;
– Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
– Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ thiết kế kiến trúc được giao;
– Yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng thiết kế kiến trúc được duyệt;
– Từ chối thực hiện yêu cầu trái pháp luật của chủ đầu tư;
– Từ chối nghiệm thu công trình, hạng mục công trình không đúng thiết kế kiến trúc được duyệt, không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
– Yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng hợp đồng.
Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có nghĩa vụ sau đây:
– Tuân thủ Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề;
– Phát triển nghề nghiệp liên tục;
– Giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng công trình;
– Thực hiện đúng cam kết với chủ đầu tư theo hợp đồng.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề kiến trúc
Tổ chức hành nghề kiến trúc có quyền sau đây:
– Thực hiện dịch vụ kiến trúc;
– Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
– Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ được giao;
– Yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng thiết kế kiến trúc được duyệt;
– Từ chối thực hiện yêu cầu trái pháp luật của chủ đầu tư, yêu cầu ngoài nhiệm vụ thiết kế kiến trúc và hợp đồng, yêu cầu thay đổi thiết kế kiến trúc không phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
– Từ chối nghiệm thu công trình, hạng mục công trình không đúng thiết kế kiến trúc được duyệt.
Tổ chức hành nghề kiến trúc có nghĩa vụ sau đây:
– Hoạt động đúng ngành, nghề đã đăng ký;
– Thực hiện đúng hợp đồng đã giao kết với khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật;
– Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
– Chịu trách nhiệm về chất lượng công việc theo hợp đồng đã giao kết, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, giải pháp kỹ thuật, tổ chức quản lý không phù hợp hoặc vi phạm hợp đồng gây thiệt hại.
Trên đây là nội dung bài viết Những vấn đề cần biết khi tổ chức, cá nhân hành nghề kiến trúc. Nếu có vướng mắc trong quá trình giải quyết hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất 1900252511.
Xem thêm:
Một số quy định về tổ chức hành nghề kiến trúc mới nhất
Quy định pháp luật về thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc