Thông tư 63/2020/TT-BCA có hiệu lực từ 1/1/2021 quy định về quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông như sau:

Nguyên tắc điều tra, giải quyết tai nạn giao thông

Khi điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ, lực lượng Cảnh sát giao thông phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

– Tất cả các vụ tai nạn giao thông xảy ra phải được điều tra, giải quyết nhanh chóng, kịp thời, chính xác, khách quan, toàn diện; các cơ quan, đơn vị tiếp nhận, xử lý tin báo về tai nạn giao thông phải khẩn trương cử cán bộ đến hiện trường để giải quyết theo quy định Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Lực lượng Cảnh sát giao thông phải phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác trong Công an nhân dân khi điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông bảo đảm tập trung, thống nhất theo chỉ đạo của Thủ trưởng Công an các cấp. Cơ quan, đơn vị, cá nhân cấp dưới chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông của cấp trên; cá nhân chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.

– Không được lợi dụng, lạm dụng công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông

Việc điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông được thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1. Tổ chức tiếp nhận, xử lý tin báo và giải quyết ban đầu

Các đơn vị Cảnh sát giao thông có trách nhiệm tiếp nhận tin báo:

– Đội Cảnh sát giao thông; Đội Cảnh sát giao thông, trật tự Công an quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Đội Cảnh sát giao thông Công an cấp huyện);

– Phòng Cảnh sát giao thông; Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ; Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh);

– Cục Cảnh sát giao thông.

Cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phát hiện vụ tai nạn giao thông hoặc được lãnh đạo có thẩm quyền phân công đến hiện trường phải thực hiện những nhiệm vụ sau:

– Tổ chức cứu nạn, cứu hộ;

– Bảo vệ hiện trường vụ tai nạn giao thông;

– Tổ chức, hướng dẫn giao thông không để xảy ra ùn tắc;

– Thu thập thông tin ban đầu;

– Huy động, trưng dụng phương tiện;

– Trường hợp người gây tai nạn giao thông bỏ chạy phải tìm hiểu thông tin chi tiết về đặc điểm người gây tai nạn bỏ chạy; loại phương tiện, màu sơn, biển số của phương tiện (tra cứu trên hệ thống phần mềm đăng ký, quản lý phương tiện), đặc biệt là vị trí của phương tiện, những thiệt hại về phương tiện và hướng phương tiện bỏ chạy. Đối chiếu, xác định những dấu vết hình thành trong quá trình va chạm. Căn cứ đặc điểm phương tiện bỏ chạy, các dấu vết để lại trên phương tiện để tổ chức truy tìm người, phương tiện gây tai nạn, thông báo cho các đơn vị Cảnh sát giao thông trên tuyến phối hợp truy bắt.

Bước 2. Điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông

Điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông bao gồm:

– Khám nghiệm hiện trường.

– Tạm giữ, xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề và tạm giữ người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ liên quan đến vụ tai nạn giao thông để điều tra, xác minh theo thủ tục hành chính.

– Khám nghiệm phương tiện giao thông liên quan đến vụ tai nạn giao thông.

– Ghi lời khai của những người điều khiển phương tiện giao thông và những người có liên quan đến vụ tai nạn giao thông.

– Thực hiện một số hoạt động khác để thu thập tài liệu liên quan đến vụ tai nạn giao thông:

  • Xem xét dấu vết trên thân thể người bị nạn;
  • Xác định chỉ tiêu kỹ thuật cầu, đường liên quan đến vụ tai nạn giao thông;
  • Kiểm tra, xác minh phương tiện, người điều khiển phương tiện; hành khách, hàng hóa vận chuyển và các giấy tờ có liên quan;
  • Dựng lại hiện trường.

– Giám định chuyên môn.

– Xem xét kết quả điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông.

Bước 3. Giải quyết vụ tai nạn giao thông

Căn cứ vào hồ sơ, tài liệu của hoạt động điều tra, xác minh, cán bộ Cảnh sát giao thông báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền để giải quyết vụ tai nạn giao thông.

Trên đây là nội dung bài viết Quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông theo quy định mới nhất. Nếu có vướng mắc trong quá trình giải quyết hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất 1900252511.

Xem thêm:

Lái xe gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn bị xử phạt thế nào?

Khám nghiệm hiện trường khi điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông theo quy định mới nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *