Giấy phép kinh doanh rượu có thể được cấp lại do hết thời hạn hiệu lực hoặc bị mất hoặc bị hỏng. Vậy thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh rượu được quy định như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết này của LawKey nhé.

Nội dung và thời hạn của giấy phép kinh doanh rượu

Nội dung của giấy phép kinh doanh rượu theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP.

Thời hạn của giấy phép:

– Thời hạn của Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp là 15 năm;

– Thời hạn của Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép phân phối rượu, Giấy phép bán buôn rượu, Giấy phép bán lẻ rượu là 05 năm.

Thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh rượu

Thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh rượu như sau:

Về hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh rượu

Tùy từng trường hợp cụ thể mà hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh rượu được quy định không giống nhau. Cụ thể:

Trường hợp cấp lại do hết thời hạn hiệu lực:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 105/2017/NĐ-CP thì: “Thương nhân phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép trước thời hạn hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày. Hồ sơ, thẩm quyền, thủ tục cấp lại đối với quy định lại khoản này áp dụng như quy định đối với trường hợp cấp mới.”

Như vậy, căn cứ vào từng loại hình kinh doanh mà hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh được thực hiện như đối với trường hợp cấp mới.

Trường hợp cấp lại giấy phép do bị mất hoặc bị hỏng:

Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp lại (Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP);

– Bản gốc hoặc bản sao giấy phép đã cấp (nếu có).

Lưu ý: 

  • Cơ quan cấp giấy phép căn cứ vào hồ sơ đã lưu và hồ sơ đề nghị cấp lại của thương nhân để cấp lại giấy phép;
  • Thời hạn của giấy phép sẽ được giữ nguyên như cũ.

Về thủ tục cấp lại giấy phép kinh doanh rượu

Thủ tục cấp lại giấy phép trong trường hợp hết thời hạn hiệu lực

– Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.

– Đối với cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, Giấy phép phân phối rượu và Giấy phép bán buôn rượu:

  • Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  • Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợlệ, trong vòng 03 ngày, làviệc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.

– Đối với cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu:

  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  • Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.

Thủ tục cấp lại giấy phép trong trường hợp bị mất hoặc bị hỏng

– Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.

– Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và cấp lại giấy phép theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp lại giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.

Cơ quan có thẩm quyền cấp lại giấy phép kinh doanh rượu

Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP thì: “Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thì có quyền cấp sửa đổi, bổ sung và cấp lại giấy phép đó.”

Theo đó, tùy thuộc vào từng loại giấy phép mà cơ quan có thẩm quyền cấp lại giấy phép như sau:

– Bộ Công Thương là cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô từ 03 triệu lít/năm trở lên và Giấy phép phân phối rượu;

– Sở Công Thương là cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô dưới 03 triệu lít/năm và Giấy phép bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

– Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu trên địa bàn.

Trên đây là nội dung bài viết Quy định pháp luật hiện hành về cấp lại giấy phép kinh doanh rượu. Nếu có vướng mắc trong quá trình giải quyết hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất 1900252511.

Xem thêm:

Điều kiện và thủ tục cấp lại giấy phép bán lẻ rượu

Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh rượu theo quy định pháp luật

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *