Cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phát hiện vụ tai nạn giao thông hoặc được lãnh đạo có thẩm quyền phân công đến hiện trường phải thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hiện trường vụ tai nạn giao thông. Nhiệm vụ này được quy định cụ thể như sau

Sự cần thiết bảo vệ hiện trường vụ tai nạn giao thông

Hiện trường là nơi xảy ra sự việc do đó khi xảy ra vụ tai nạn giao thông thì việc làm cần thiết đầu tiên là phải giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn để đảm bảo cho việc khám nghiệm hiện trường nhằm phát hiện, ghi nhận dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án.

Bên cạnh đó, việc bảo vệ hiện trường còn có ý nghĩa trong việc bảo đảm phương tiện, hàng hóa và những tài sản khác liên quan đến vụ tai nạn không bị xâm phạm.

Bảo vệ hiện trường vụ tai nạn giao thông

Khi bảo vệ hiện trường vụ tai nạn giao thông, cán bộ Cảnh sát giao thông thực hiện những công việc sau:

– Sử dụng dây căng phản quang, cọc tiêu hình chóp nón, biển báo cấm đường, biển chỉ dẫn hướng đi hoặc biển cảnh báo nguy hiểm và biển phụ, đèn chiếu sáng, đèn cảnh báo nguy hiểm được trang bị cho Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm để khoanh vùng bảo vệ hiện trường, bảo vệ an toàn cho cán bộ khám nghiệm hiện trường, có biện pháp bảo vệ tài sản của người bị nạn, hàng hoá trên phương tiện trong vụ tai nạn giao thông;

– Bố trí cán bộ điều tiết giao thông đứng hai đầu khu vực hiện trường được khoanh vùng bảo vệ tối thiểu khoảng cách 70 mét (đối với đường bộ cao tốc tối thiểu là 100 mét) đồng thời đặt biển cảnh báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn cách 1 mét đến 2 mét phía trước cán bộ điều tiết giao thông để cảnh báo người điều khiển phương tiện đi qua khu vực hiện trường giảm tốc độ, chú ý quan sát không gây nguy hiểm cho lực lượng khám nghiệm hiện trường;

– Nếu có phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chuyên dụng của Cảnh sát giao thông được trang bị hệ thống còi, đèn ưu tiên, đèn chiếu sáng thì cho phương tiện dừng sát lề đường bên phải phía trước khu vực hiện trường theo chiều đường có nhiều phương tiện lưu thông đến khu vực hiện trường, phía sau phương tiện phải được đặt các cọc tiêu hình chóp nón theo quy định, đồng thời bật hệ thống còi, đèn ưu tiên, đèn chiếu sáng để cảnh báo cho các phương tiện khác biết.

Xử lý vấn đề phát sinh khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hiện trường

Trường hợp cán bộ Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hiện trường mà phát hiện vụ tai nạn giao thông có một trong các dấu hiệu về hậu quả: có người chết tại hiện trường, chết trên đường đi cấp cứu, đang cấp cứu mà chết; có người bị thương dập, nát, đứt, rời tay, chân, bị mù hai mắt; vỡ nền sọ; có từ 03 người trở lên bị thương gãy tay, chân trở lên hoặc có căn cứ thiệt hại tài sản từ 100 triệu đồng trở lên thì thực hiện như sau:

– Đối với cán bộ Cảnh sát giao thông Công an cấp huyện, báo cáo Trưởng Công an cấp huyện phân công Cảnh sát điều tra tiếp nhận điều tra, giải quyết;

– Đối với cán bộ Cục Cảnh sát giao thông thì báo cáo Cục trưởng, cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh thì báo cáo Trưởng phòng để chuyển cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện có thẩm quyền điều tra, giải quyết.

Trên đây là nội dung bài viết Bảo vệ hiện trường vụ tai nạn giao thông của cán bộ Cảnh sát giao thông. Nếu có vướng mắc trong quá trình giải quyết hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất 1900252511.

Xem thêm:

Quy trình giải quyết tai nạn giao thông đường bộ hiện nay

Khám nghiệm hiện trường khi điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông theo quy định mới nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *