Nội dung kiểm tra, đánh giá khi kiểm định và chu kỳ kiểm định xe cơ giới đường bộ được quy định như thế nào? Trong bài viết này, Luật LawKey sẽ chia sẻ, giải đáp giúp bạn.
Nội dung kiểm tra, đánh giá khi kiểm định xe cơ giới
Nộ dung kiểm tra, đánh giá khi kiểm định xe cơ giới được quy định như sau:
Nội dung kiểm tra
Nội dung kiểm tra xe cơ giới khi kiểm định được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 70/2015/TT-BGTVT. Cụ thể như sau:
– Kiểm tra nhận dạng, tổng quát;
– Kiểm tra khung và các phần gắn với khung;
– Kiểm tra khả năng quan sát của người lái;
– Kiểm tra hệ thống điện, chiếu sáng, tín hiệu;
– Kiểm tra bánh xe;
– Kiểm tra hệ thống phanh;
– Kiểm tra hệ thống lái;
– Kiểm tra hệ thống truyền lực;
– Kiểm tra hệ thống treo;
– Kiểm tra các trang thiết bị khác;
– Kiểm tra động cơ và môi trường.
Đánh giá xe cơ giới
– Các khiếm khuyết, hư hỏng của xe cơ giới trong kiểm định được phân thành 3 mức như sau:
- Khiếm khuyết, hư hỏng không quan trọng (MINOR DEFECTS – MiD) là hư hỏng không gây mất an toàn kỹ thuật, ô nhiễm môi trường khi xe cơ giới tham gia giao thông. Xe cơ giới vẫn được cấp Giấy chứng nhận kiểm định.
- Khiếm khuyết, hư hỏng quan trọng (MAJOR DEFECTS – MaD) là hư hỏng có thể gây mất an toàn kỹ thuật, ô nhiễm môi trường khi xe cơ giới tham gia giao thông. Xe cơ giới không được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, phải sửa chữa các hư hỏng để kiểm định lại.
- Khiếm khuyết, hư hỏng nguy hiểm (DANGEROUS DEFECTS – DD) là hư hỏng gây nguy hiểm trực tiếp và tức thời khi xe cơ giới tham gia giao thông. Xe cơ giới không được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, không được tham gia giao thông và phải sửa chữa các hư hỏng để kiểm định lại.
– Xe cơ giới đồng thời có những hư hỏng ở các mức khác nhau sẽ bị đánh giá ở mức hư hỏng cao nhất.
– Xe cơ giới có nhiều hư hỏng cùng một mức sẽ bị đánh giá vào mức hư hỏng cao hơn kế tiếp nếu như sự kết hợp các hư hỏng gây nguy hiểm hơn cho xe cơ giới.
Chu kỳ kiểm định xe cơ giới
Chu kỳ kiểm định xe cơ giới được quy định tại Phụ Lục VII ban hành kèm theo Thông tư 70/2015/TT-BGTVT như sau:
CHU KỲ KIỂM ĐỊNH
TT |
Loại phương tiện |
Chu kỳ (tháng) |
|
Chu kỳ đầu |
Chu kỳ định kỳ |
||
1. Ô tô chở người các loại đến 09 chỗ không kinh doanh vận tải | |||
|
Đã sản xuất đến 07 năm |
30 |
18 |
Đã sản xuất trên 07 năm đến 12 năm |
|
12 |
|
Đã sản xuất trên 12 năm |
|
06 |
|
2. Ô tô chở người các loại đến 09 chỗ có kinh doanh vận tải; ô tô chở người các loại trên 09 chỗ | |||
2.1 |
Không cải tạo (*) |
18 |
06 |
2.2 |
Có cải tạo (*) |
12 |
06 |
3. Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo, rơ moóc, sơmi rơ moóc | |||
3.1 |
Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo đã sản xuất đến 07 năm; rơ moóc, sơmi rơ moóc đã sản xuất đến 12 năm |
24 |
12 |
Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo đã sản xuất trên 07 năm; rơ moóc, sơmi rơ moóc đã sản xuất trên 12 năm |
|
06 |
|
3.2 |
Có cải tạo (*) |
12 |
06 |
4. Ô tô chở người các loại trên 09 chỗ đã sản xuất từ 15 năm trở lên; ô tô tải các loại, ô tô đầu kéo đã sản xuất từ 20 năm trở lên |
|
03 |
Ghi chú:
– Chu kỳ đầu chỉ áp dụng đối với xe cơ giới chưa qua sử dụng kiểm định lần đầu trong thời gian 02 năm, tính từ năm sản xuất.
– Số chỗ trên ô tô chở người bao gồm cả người lái.
– (*) Cải tạo thay đổi tính năng sử dụng hoặc thay đổi một trong các hệ thống: lái, phanh (trừ trường hợp lắp thêm bàn đạp phanh phụ), treo và truyền lực.
Trên đây là nội dung bài viết Nội dung kiểm tra, đánh giá và chu kỳ kiểm định xe cơ giới theo quy định. Nếu có vướng mắc trong quá trình giải quyết hãy liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí từ luật sư giỏi nhất của chúng tôi.
Xem thêm:
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới
Lập hồ sơ phương tiện và kiểm định xe cơ giới