Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh được quy định như thế nào? Trong bài viết này, Luật Lawkey sẽ chia sẻ, giải đáp giúp bạn.
Hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh
Hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh bao gồm:
– Hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh;
– Hành vi vi phạm quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền;
– Hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế;
– Hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh;
– Hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác.
Hình thức xử phạt
Hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt sau:
Hình thức xử phạt chính
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
– Cảnh cáo;
– Phạt tiền.
Hình thức xử phạt bổ sung
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về cạnh tranh có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng;
– Tịch thu tang vật vi phạm, phương tiện được sử dụng để vi phạm;
– Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm;
d- Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương.
Biện pháp khắc phục hậu quả
Tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về cạnh tranh có thể bị buộc áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
– Buộc cải chính công khai;
– Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
– Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền;
– Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh;
– Buộc chia, tách, bán lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp, tài sản của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế;
– Buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp nhận sáp nhập, doanh nghiệp mua lại, doanh nghiệp mới hình thành sau tập trung kinh tế;
– Buộc cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu;
– Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở;
– Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng;
– Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng, hợp đồng đã thay đổi hoặc hủy bỏ mà không có lý do chính đáng;
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh
Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm, nhưng thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế là 05% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm.
Trường hợp tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm được xác định bằng 0 (không) thì áp dụng mức phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh là 2.000.000.000 đồng.
Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi khác vi phạm quy định của Nghị định này là 200.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền tối đa theo quy định này áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức; đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức.
Tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng
Tình tiết giảm nhẹ trong xử phạt vi phạm các quy định pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh bao gồm:
– Người vi phạm đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
– Người vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm, xử lý vi phạm;
– Vi phạm do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc;
– Vi phạm lần đầu.
Tình tiết tăng nặng trong xử phạt vi phạm các quy định pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh bao gồm:
– Vi phạm có tổ chức;
– Vi phạm nhiều lần; tái phạm;
– Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm;
– Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm mặc dù Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc cơ quan có thẩm quyền khác đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
– Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm;
– Vi phạm có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn.
Lưu ý: Các tình tiết đã được sử dụng để áp dụng chính sách khoan hồng không được tính là một tình tiết giảm nhẹ.
Trên đây là nội dung bài viết Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh. Nếu có vướng mắc trong quá trình giải quyết hãy liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí từ luật sư giỏi nhất của chúng tôi.
Xem thêm:
Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực theo Luật xử lý vi phạm hành chính
Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường