Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có quyền và nghĩa vụ đối với đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng. Vậy nội dung quyền cũng như nghĩa vụ sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp được quy định thế nào? Trong bài viết này, Luật LawKey sẽ chia sẻ, giải đáp giúp bạn

Quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

Quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đối với từng đối tượng cụ thể như sau:

Quyền sử dụng đối với sáng chế

Sử dụng sáng chế là việc thực hiện các hành vi sau đây:

– Sản xuất sản phẩm được bảo hộ;

– Áp dụng quy trình được bảo hộ;

– Khai thác công dụng của sản phẩm được bảo hộ hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ;

– Lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm quy định tại điểm c khoản này;

– Nhập khẩu sản phẩm quy định tại điểm c khoản này.

Quyền sử dụng đối với kiểu dáng công nghiệp

Sử dụng kiểu dáng công nghiệp là việc thực hiện các hành vi sau đây:

– Sản xuất sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ;

– Lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm quy định tại điểm a khoản này;

– Nhập khẩu sản phẩm quy định tại điểm a khoản này.

Quyền sử dụng đối với thiết kế bố trí

Sử dụng thiết kế bố trí là việc thực hiện các hành vi sau đây:

– Sao chép thiết kế bố trí; sản xuất mạch tích hợp bán dẫn theo thiết kế bố trí được bảo hộ;

– Bán, cho thuê, quảng cáo, chào hàng hoặc tàng trữ các bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hóa chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ;

– Nhập khẩu bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hóa chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ.

Quyền sử dụng đối với bí mật kinh doanh

Sử dụng bí mật kinh doanh là việc thực hiện các hành vi sau đây:

– Áp dụng bí mật kinh doanh để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thương mại hàng hóa;

– Bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất do áp dụng bí mật kinh doanh.

Quyền sử dụng đối với nhãn hiệu

Sử dụng nhãn hiệu là việc thực hiện các hành vi sau đây:

– Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;

– Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ;

– Nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.

Quyền sử dụng đối với tên thương mại

Sử dụng tên thương mại là việc thực hiện hành vi nhằm mục đích thương mại bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hóa, bao bì hàng hóa và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo.

Quyền sử dụng đối với chỉ dẫn địa lý

Sử dụng chỉ dẫn địa lý là việc thực hiện các hành vi sau đây:

– Gắn chỉ dẫn địa lý được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;

– Lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ để bán hàng hóa có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ;

– Nhập khẩu hàng hóa có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.

Nghĩa vụ sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

Nghĩa vụ sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp được quy định đối với sáng chế và nhãn hiệu. Cụ thể như sau:

– Chủ sở hữu sáng chế có nghĩa vụ sản xuất sản phẩm được bảo hộ hoặc áp dụng quy trình được bảo hộ để đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho Nhân dân hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội. Khi có các nhu cầu này mà chủ sở hữu sáng chế không thực hiện nghĩa vụ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho người khác mà không cần được phép của chủ sở hữu sáng chế.

– Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu. Việc sử dụng nhãn hiệu bởi bên nhận chuyển quyền theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu cũng được coi là hành vi sử dụng nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu. Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực.

Trên đây là nội dung bài viết Quyền và nghĩa vụ sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Nếu có vướng mắc trong quá trình giải quyết hãy liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí từ luật sư giỏi nhất của chúng tôi.

Xem thêm:

Quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định hiện nay

Pháp luật về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *