Pháp luật quy định về quy chế quản lý kiến trúc đối với kiến trúc đô thị, kiến trúc nông thôn như sau:
Nội dung quy chế quản lý kiến trúc đô thị
Nội dung quy chế quản lý kiến trúc đô thị được quy định như sau:
Quy định chung
– Quy định về quản lý kiến trúc đối với toàn bộ khu vực lập quy chế: Quy định phạm vi tổng thể, ranh giới lập quy chế;
– Các chỉ tiêu quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phân khu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có), các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc địa phương được áp dụng;
– Định hướng kiểm soát không gian, kiến trúc, cảnh quan của toàn đô thị;
– Xác định các khu vực cần lập thiết kế đô thị riêng; vị trí, quy mô các công trình cần thi tuyển phương án kiến trúc;
– Quy định về kiến trúc công trình đảm bảo các yêu cầu về phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Quy định cụ thể
– Quy định về kiến trúc cho từng khu vực trong đô thị theo địa giới hành chính hoặc theo chức năng, tính chất; đối với khu vực bảo tồn;
– Quy định về kiến trúc đối với tuyến đường cụ thể, quảng trường, khu trung tâm, cửa ngõ đô thị; bố trí biển hiệu, quảng cáo, tiện ích đô thị; khu vực cần ưu tiên chỉnh trang và kế hoạch thực hiện; khu vực có yêu cầu quản lý đặc thù; khu vực nông thôn thuộc đô thị;
– Các quy định về màu sắc, vật liệu xây dựng; yêu cầu đối với mặt đứng, mái, tầng 1 công trình;
– Quy định về quản lý kiến trúc đối với nhà ở, công trình công cộng, công trình phục vụ tiện ích đô thị, công trình công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật;
– Quy định về quản lý, bảo vệ công trình kiến trúc có giá trị.
Xác định yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc
– Các yếu tố đặc thù về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán địa phương liên quan đến bản sắc trong kiến trúc;
– Các hình thái kiến trúc đặc trưng; kỹ thuật xây dựng và sử dụng vật liệu truyền thống của địa phương;
– Lựa chọn phương án, định hướng kiến trúc đảm bảo bản sắc văn hóa dân tộc trong xây dựng mới, cải tạo công trình kiến trúc.
Nội dung quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn
Quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
– Quy định phạm vi tổng thể, ranh giới lập quy chế;
– Định hướng chung về kiến trúc, cảnh quan đối với toàn điểm dân cư nông thôn;
– Xác định yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc tại điểm dân cư nông thôn. Cụ thể:
- Các yếu tố đặc thù về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán địa phương liên quan đến bản sắc trong kiến trúc;
- Các hình thái kiến trúc đặc trưng; kỹ thuật xây dựng và sử dụng vật liệu truyền thống của địa phương;
- Lựa chọn phương án, định hướng kiến trúc đảm bảo bản sắc văn hóa dân tộc trong xây dựng mới, cải tạo công trình kiến trúc.
– Quy định cụ thể tại khu vực trung tâm, dọc tuyến đường liên xã, trục đường chính, đường liên thôn, cảnh quan khu vực bảo tồn; các khu vực tập trung làng xóm, các khu vực phát triển dọc tuyến đường, tuyến sông, mặt nước;
– Quy định đối với công trình công cộng: kiến trúc công sở, cơ sở y tế, giáo dục, công trình văn hóa, thể thao;
– Quy định đối với công trình nhà ở: xây dựng theo các chỉ tiêu được quy định trong quy hoạch xây dựng nông thôn được phê duyệt;
– Quy định về quản lý, bảo vệ công trình kiến trúc có giá trị;
– Quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quy chế quản lý kiến trúc;
– Sơ đồ, bản vẽ, hình ảnh minh họa;
– Phụ lục về danh mục công trình kiến trúc có giá trị;
– Xác định các khu vực cần lập thiết kế đô thị riêng; vị trí, quy mô các công trình cần thi tuyển phương án kiến trúc.
Quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn được lập riêng theo quy định trên hoặc được tích hợp nội dung vào đồ án quy hoạch chung xây dựng xã.
Trên đây là nội dung bài viết Quy chế quản lý kiến trúc đối với kiến trúc đô thị, kiến trúc nông thôn. Nếu có vướng mắc trong quá trình giải quyết hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất 1900252511.
Xem thêm:
Hoạt động kiến trúc và các hành vi bị nghiêm cấm hiện nay
Công trình kiến trúc có giá trị theo quy định pháp luật