Khi đăng ký và cấp biển số xe thì tổ chức, cá nhân phải nộp lệ phí tại cơ quan Công an nơi thực hiện đăng ký, cấp biển số phương tiện. Vậy đối tượng nào phải nộp lệ phí này và mức nộp như thế nào? Trong bài viết này, Luật LawKey sẽ chia sẻ, giải đáp giúp bạn.

Người nộp lệ phí

Tổ chức, cá nhân khi được cơ quan công an cấp giấy đăng ký và biển số phương tiện giao thông thì phải nộp lệ phí. Phương tiện giao thông bao gồm:

– Xe ô tô, máy kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo và các loại xe được cấp biển tương tự như ô tô (gọi chung là ô tô); không bao gồm xe lam;

– Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự, kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật (gọi chung là xe máy).

Các trường hợp được miễn lệ phí

Các trường hợp sau đây được miễn lệ phí:

– Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống liên hợp quốc.

– Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự, nhân viên hành chính kỹ thuật của cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự nước ngoài, thành viên các tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc và thành viên của gia đình họ không phải là công dân Việt Nam hoặc không thường trú tại Việt Nam được Bộ Ngoại giao Việt Nam hoặc cơ quan ngoại vụ địa phương được Bộ Ngoại giao ủy quyền cấp chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ hoặc chứng thư lãnh sự (khi đăng ký phương tiện giao thông, người đăng ký phải xuất trình với cơ quan đăng ký chứng minh thư ngoại giao (màu đỏ) hoặc chứng minh thư công vụ (màu vàng) theo quy định của Bộ Ngoại giao).

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài khác (cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế liên chính phủ ngoài hệ thống liên hợp quốc, cơ quan đại diện của tổ chức phi chính phủ, các đoàn của tổ chức quốc tế, thành viên của cơ quan và tổ chức khác) nhưng được miễn nộp hoặc không phải nộp lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài. Trường hợp này tổ chức, cá nhân phải cung cấp cho cơ quan đăng ký:

– Đơn đề nghị miễn nộp lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số, có ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu là tổ chức).

– Bản sao hiệp định hoặc thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài bằng tiếng Việt Nam (có xác nhận của Công chứng nhà nước hoặc ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu xác nhận của chủ chương trình, dự án).

Mức thu lệ phí

Mức thu lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện giao thông theo quy định tại Điều 5 Thông tư 229/2016/TT-BTC như sau:

Đơn vị tính: đồng/lần/xe

Số TT

Chỉ tiêu

Khu vực I

Khu vực II

Khu vực III

I

Cấp mới giấy đăng ký kèm theo biển số

1

Ô tô, trừ xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống áp dụng theo điểm 2 mục này

150.000 – 500.000

150.000

150.000

2

Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống

2.000.000 – 20.000.000

1.000.000

200.000

3

Sơ mi rơ moóc, rơ móc đăng ký rời

100.000 – 200.000

100.000

100.000

4

Xe máy (theo giá tính lệ phí trước bạ)

a

Trị giá từ 15.000.000 đồng trở xuống

500.000 – 1.000.000

200.000

50.000

b

Trị giá trên 15.000.000 đến 40.000.000 đồng

1.000.000 – 2.000.000

400.000

50.000

c

Trị giá trên 40.000.000 đồng

2.000.000 – 4.000.000

800.000

50.000

d

Xe máy 3 bánh chuyên dùng cho người tàn tật

50.000

50.000

50.000

II

Cấp đổi giấy đăng ký

1

Cấp đổi giấy đăng ký kèm theo biển số

a

Ô tô (trừ xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống di chuyển từ khu vực có mức thu thấp về khu vực có mức thu cao áp dụng theo điểm 4.1 khoản 4 Điều này)

150.000

150.000

150.000

b

Sơ mi rơ moóc đăng ký rời, rơ móc

100.000

100.000

100.000

c

Xe máy (trừ xe máy di chuyển từ khu vực có mức thu thấp về khu vực có mức thu cao áp dụng theo điểm 4.1 khoản 4 Điều này)

50.000

50.000

50.000

2

Cấp đổi giấy đăng ký không kèm theo biển số ô tô, xe máy

30.000

30.000

30.000

3

Cấp lại biển số

100.000

100.000

100.000

III

Cấp giấy đăng ký và biển số tạm thời (xe ô tô và xe máy)

50.000

50.000

50.000

Lưu ý: 

  • Khu vực I gồm thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh;
  • Khu vực II gồm các thành phố trực thuộc Trung ương (trừ thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), các thành phố trực thuộc tỉnh và các thị xã;
  • Khu vực III gồm các khu vực khác ngoài khu vực I và khu vực II nêu trên.

Trên đây là nội dung bài viết Lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Nếu có vướng mắc trong quá trình giải quyết hãy liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí từ luật sư giỏi nhất của chúng tôi.

Xem thêm:

Thuế là gì? Phí là gì? Lệ phí là gì?

Cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *