Không giống như quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy pháp luật quy định thế nào về những vấn đề liên quan đến việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp? Trong bài viết này, Luật LawKey sẽ chia sẻ, giải đáp giúp bạn.
Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Theo quy định tại Điều 86 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì các tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp:
– Tác giả tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng công sức và chi phí của mình.
– Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc.
– Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra kiểu dáng công nghiệp thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
– Tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền đăng ký dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, được thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.
Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ. Đơn đăng ký bao gồm các tài liệu sau:
1. Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định.
2. Tài liệu xác định kiểu dáng công nghiệp cần bảo hộ gồm bản mô tả kiểu dáng công nghiệp và bộ ảnh chụp, bản vẽ kiểu dáng công nghiệp.
Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp gồm phần mô tả kiểu dáng công nghiệp và phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
– Phần mô tả kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Bộc lộ đầy đủ tất cả các đặc điểm tạo dáng thể hiện bản chất của kiểu dáng công nghiệp và nêu rõ các đặc điểm tạo dáng mới, khác biệt so với kiểu dáng công nghiệp ít khác biệt nhất đã biết, phù hợp với bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ;
- Trường hợp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm nhiều phương án thì phần mô tả phải thể hiện đầy đủ các phương án và chỉ rõ các đặc điểm khác biệt giữa phương án cơ bản với các phương án còn lại;
- Trường hợp kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn đăng ký là kiểu dáng của bộ sản phẩm thì phần mô tả phải thể hiện đầy đủ kiểu dáng của từng sản phẩm trong bộ sản phẩm đó.
– Phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp phải nêu rõ các đặc điểm tạo dáng cần được bảo hộ, bao gồm các đặc điểm mới, khác biệt với các kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết.
Bộ ảnh chụp, bản vẽ phải thể hiện đầy đủ các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp.
3. Giấy ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện.
4. Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác.
5. Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
6. Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Xử lý đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Bước 1. Cơ quan quản lý nhà nước tiếp nhận đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp khi có ít nhất các thông tin và tài liệu sau:
– Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong đó có đủ thông tin để xác định người nộp đơn;
– Bản mô tả, trong đó có bộ ảnh chụp, bản vẽ, bản mô tả.
– Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn.
Bước 2. Trong thời hạn một tháng kể từ ngày nộp đơn, cơ quan quản lý nhà nước tiến hành thẩm định hình thức để đánh giá tính hợp lệ của đơn:
– Trường hợp đơn đăng ký bị coi là không hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thực hiện các thủ tục sau đây:
- Thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, trong đó nêu rõ lý do và ấn định thời hạn để người nộp đơn sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối dự định từ chối;
- Thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót, sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu hoặc không có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối quy định tại điểm a khoản này.
– Trường hợp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp hợp lệ hoặc người nộp đơn sửa chữa thiếu sót đạt yêu cầu hoặc có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
Bước 3. Trong trường hợp có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Thời hạn công bố là 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ.
Bước 4. Thẩm định nội dung đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Trên đây là nội dung bài viết Trình tự, thủ tục đăng ký sáng chế và cấp văn bằng bảo hộ. Nếu có vướng mắc trong quá trình giải quyết hãy liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí từ luật sư giỏi nhất của chúng tôi. 0967.59.1128 hoặc 024.665.65.366
Xem thêm:
So sánh sáng chế và kiểu dáng công nghiệp
Xác định điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp