Pháp luật quy định như nào về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, các trường hợp thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm? Hãy cùng Lawkey tìm hiểu qua bài viết dưới đây
Khái niệm
Khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018 giải thích từ ngữ:
“Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.”
Phân loại các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Thỏa thuận theo chiều ngang: là thỏa thuận giữa các doanh nghiệp hoạt động trên cùng một thị trường liên quan.
Thỏa thuận theo chiều dọc: là các thỏa thuận diễn ra giữa các doanh nghiệp ở các công đoạn khác nhau trong quá trình cung cấp, sản xuất, phân phối sản phẩm.
Các trường hợp thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
Thỏa thuận bị cấm tuyệt đối
Là các thỏa thuận bị cấm tuyệt đối không kể thỏa thuận theo chiều ngang hay chiều dọc, bao gồm Khoản 4, 5, 6 Điều 11; khoản 2 Điều 12 Luật Cạnh tranh 2018:
“Điều 11. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
…
4. Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
5. Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh.
6. Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận.
…”
“Điều 12. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
2. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 11 của Luật này.”
Thỏa thuận chiều ngang bị cấm tuyệt đối
Là các thỏa thuận quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều 11, Điều 12 Luật Cạnh tranh 2018, bao gồm:
“Điều 11. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
1. Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
2. Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
3. Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.”
“Điều 12. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
1. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 11 của Luật này.”
Thỏa thuận bị cấm có điều kiện không kể ngang hay dọc
Điều kiện: gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.
Các thỏa thuận bị cấm có điều kiện không kể ngang hay dọc quy định tại Khoản 7, 8, 9, 10, 11 Điều 11; Điều 12 Luật Cạnh tranh 2018:
“Điều 11. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
7. Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư.
8. Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
9. Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.
10. Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.
11. Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.”
Điều 12. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
3. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan quy định tại các khoản 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của Luật này khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.“
Thỏa thuận theo chiều dọc có cấm điều kiện
Các thỏa thuận theo chiều dọc có cấm điều kiện bao gồm các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều 11; Điều 12 Luật Cạnh tranh 2018.
“Điều 11. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
1. Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
2. Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
3. Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.”
Điều kiện: Gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh 1 cách đáng kể trong thị trường (Điều 13 Luật Cạnh tranh 2018, Điều 11 Nghị định 35/2020/NĐ-CP)
Việc đánh giá tác động hoặc khả năng gây ra tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại Điều 11 Nghị định 35/2020/NĐ-CP, Điều 13 Luật Cạnh tranh 2018.Theo đó, mức thị phần xem xét đánh giá:
+ Thỏa thuận chiều ngang: từ 5% thị phần kết hợp trở lên trên thị trường liên quan.
+ Thỏa thuận chiều dọc: từ 15% thị phần kết hợp trở lên đối với từng doanh nghiệp tham gia thỏa thuận.
+ Nguyên tắc đánh giá:
♦ Thị phần và tổng quan cạnh tranh vs các doanh nghiệp khác
♦ Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường
♦ Mục tiêu phát triển công nghệ trong ngành, lĩnh vực
♦ Mức độ thiết yếu của cơ sở hạ tầng
♦ Chi phí thời gian của khách hàng khi mua, sử dụng dịch vụ
♦ Yếu tố đặc thù ngành
>> Xem thêm: Miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Hãy liên hệ Lawkey để thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp nhanh nhất.